Khách điếm lão bản 94

Chương 94: Tĩnh Thiện tự 2

 

Mạc Ly ngồi xuống thềm đá trước Tĩnh Thiện tự, dựa lưng vào cánh cổng, đầu óc trống rỗng. Hồi lâu sau, cổng mở két một tiếng, một tiểu sư phụ đầu trọc đi ra, thấy trước cửa là Mạc Ly thảm hại cũng không kinh hoàng, chỉ niệm một câu, rồi hỏi: “Thí chủ đến bản tự có gì chỉ giáo?”

Mạc Ly lập tức đứng dậy, hai tay chắp lại, cung kính khom người trước tiểu sư phụ: “Ta, ta muốn xuất gia…”

Tiểu sư phụ dù sao đạo hạnh còn nông, nghe Mạc Ly nói vậy cũng không đáp vội, nhưng lại dùng dư quang nơi khóe mắt đánh giá người trước mặt. Lịch sử của Tĩnh Thiện tự còn lâu hơn cả Thiên triều, thời kỳ cao tăng tập hợp, đèn nhang đang thịnh, rất nhiều đại quan quý nhân không quản nghìn dặm xa xôi tới nơi này lễ Phật tham bái, mấy tiểu thị trấn lân cận dù ít dù nhiều cũng là nhờ hơi Tĩnh Thiện tự mới có thể hưng thịnh lên.

Vì như thế, lân cận có nhiều con bạc hay lang thang đủ loại người hỗn tạp, muốn mượn cớ xuất gia đến Tĩnh Thiện tự trốn nợ hoặc bưng mồm ăn cơm miễn phí, nên mấy năm nay Tĩnh Thiện tự không thu nhận tăng nhân mới. Phải đương niên, tiểu sư phụ này cũng là có tiểu biểu thúc xuất gia nhiều năm tại tự, nhờ vào mối quan hệ không nhỏ đó mới được đưa vào.

Tuy trong lòng tiểu sư phụ đã rõ nam tử nghèo túng này chắc chắn sẽ bị cự tuyệt, nhưng đã gọi là chùa thì phải có phong phạm của nhà chùa, dù là dự liệu kết quả như thế, cự tuyệt cũng cần phải có quá trình.

Tiểu sư phụ thu hồi ánh mắt ngầm quan sát, nói: “Thí chủ thỉnh theo ta.”

Cửa chùa được mở ra, Mạc Ly trước khi bước qua cửa, vẫn nhớ phải thành kính, phủi đi cô diệp và bụi đất bám trên y bào, chỉnh trang vạt áo và búi tóc lộn xộn, tuy hiệu quả chả được bao nhiêu, nhưng dù sao cũng muốn gọn gàng hơn lúc trước.

Tiểu sư phụ cơ hồ không hề quay đầu lại, cứ bước về phía trước, ai ngờ đi một hồi mới phát hiện không có tiếng bước chân phía sau của Mạc Ly. Lúc này mới kỳ quái quay đầu, nhìn lại, phát hiện y đang quỳ gối trong chính điện Phật đường, ngước lên nhìn Phật Tổ từ bi đang bao quát chúng sinh thiên hạ.

Ánh sáng tinh mơ từ song cửa chiếu vào, có thể thấy được bụi trần lượn lờ trong không khí. Đúng lúc đó, tiếng chuông khóa thần (1) buổi sớm của Tĩnh Thiện tự đã vang lên, tiếng chuông vang vọng khiến sơn lâm nhộn nhạo nơi cổ tự tĩnh mịch. Nắng sớm ở sau Mạc Ly như một quầng sáng mỏng, trong nháy mắt, tiểu sư phụ trẻ tuổi có chút thất thần.

(1) khóa thần: khóa – lớp học, giờ học; thần – sáng sớm (QT).

Đến khi tiểu sư phụ phục hồi tinh thần, không hiểu vì sao lại thấy hơi bực mình với Mạc Ly.

“Thí chủ, thỉnh mau một chút, sau khi đưa ngươi đi gặp sư phụ ta còn phải tới tảo khóa!”

Mạc Ly bị tiểu sư phụ thúc giục như vậy, vội vàng đứng dậy: “Ách… Xin lỗi… Ta tới đây…”

Bước theo tiểu sư phụ, Mạc Ly được dẫn vào một phòng bên, cách phòng phương trượng ba gian phòng. Sát phòng phương trượng là tăng phòng của tăng nhân, càng gần cấp bậc càng cao. Như vậy, xem ra tăng nhân chuẩn bị tiếp Mạc Ly cấp bậc cũng không cao lắm, bất quá Mạc Ly không để ý.

Mạc Ly nhìn tiểu sư phụ xốc rèm đi vào trong báo cáo, lát sau y mới được gọi vào nội thất.

Sau khi vào cửa, Mạc Ly liền thấy tiểu sư phụ đang đứng sau một lão tăng. Lão tăng mặt mũi hiền lành, hàn huyên vài câu với Mạc Ly, nhưng trong mấy lời ít ỏi của lão tăng, Mạc Ly vẫn có thể nghe ra đây là một lời từ chối khéo léo.

Từ trước đến nay Mạc Ly không cưỡng cầu, dù trong lòng vạn phần cô đơn, nhưng vẫn nghĩ phải nói lời cáo từ. Ai ngờ vừa chuyển thân, lại nghe tiểu sư phụ kêu lên kinh ngạc.

“Phương trượng…”

Mạc Ly ngẩng đầu, thấy một lão giả mặc cà sa phi hồng, râu bạc phơ đang đi tới.

Lão tăng đang ngồi trên chính vị tức khắc đứng lên, kinh sợ: “Sư thúc, ngài vì sao lại tới đây?’

Phương trượng đại sư không đáp lại câu hỏi của lão tăng, chỉ xoay người nhìn Mạc Ly: “Thí chủ, lão nạp chờ ngươi đã lâu…”

Không ngờ, lão giả trước mắt lại là phương trượng đại sư của Tĩnh Thiện tự, Mạc Ly vội vàng chắp tay niệm Phật ngữ.

Không để ý đến vẻ mặt và ánh mắt sửng sốt của tiểu sư phụ, phương trượng đưa Mạc Ly vào phòng phương trượng.

Vào bên trong, phương trượng đại sư gật đầu với Mạc Ly: “Thí chủ mời ngồi, lão nạp pháp hiệu Tuệ Trần.” Mạc Ly ngồi xuống, tuy còn khó hiểu, nhưng vẫn im lặng không nói.

“Thí chủ có biết, Du Long kiếm xuất thế lần nữa là từ Tĩnh Thiện tự?”

Vừa nghe Tuệ Trần đại sư nói như vậy, bỗng nhiên Mạc Ly nhớ lại chuyện cũ —- Hàn Tử Tự quả thực là lấy Long Tinh từ chỗ y rồi đến Tĩnh Thiện tự thỉnh kiếm.

“Tuy thế nhân vẫn cho rằng Du Long kiếm là tàng vật của bản tự, kỳ thực không phải.”

“Bảo kiếm kia, chỉ bất quá là ta vừa tỉnh dậy đã thấy nó bên người. Đêm đó ta nằm mơ, hình như có thần minh chỉ thị ta ứng vi chi sự, cũng nói cho ta, hôm nay ngươi sẽ xuất hiện ở bản tự.”

Mạc Ly nghe xong, sắc mặt u ám, nguyên lai y đã sớm bị bàn tay Bích Dao lựa chọn.

“Nghe thí chủ nói, muốn xuất gia tại bản tự?”

Mạc Ly quỳ gối, khẩn cầu Tuệ Trần đại sư: “Ta sinh vô sở niệm, thầm muốn giành thời gian còn lại thường bạn thanh đăng cổ Phật, mong đại sư thành toàn.”

Tuệ Trần đại sư thở dài: “Không phải lão nạp không muốn thành toàn ngươi. Chỉ là, thí chủ ngươi vốn không nằm trong vòng luân hồi của thế ta, mà suốt đời đã định rằng cắt không đứt nghiệt căn, vô duyên với Phật ta…”

Mạc Ly nghe vậy, trong mắt không nhịn được lệ.

“Nguyên lai thiên hạ to lớn, ngoài bên cạnh hai kẻ đó, thực sự không còn một tấc vuông cho ta dung thân?”

Tuệ Trần đại sư lần hạt trạng, mi nhíu chặt.

“Thí chủ trời sinh đạm bạc, trạch tâm nhân hậu, cảnh giới bỏ mình cứu người, thực lão nạp không theo kịp. Chỉ là lão nạp nếu vi phạm thiên ý thu ngươi, thiên niên cổ tháp này bị hủy chỉ là chuyện nhỏ, dù sao Phật ta cũng từng viết ‘ngã bất nhập địa ngục, thùy nhập địa ngục’ (2)… Nhưng bách tính quanh trăm dặm này không phải vô tội sao? Lão nạp khẩn cầu thí chủ vì muôn dân…”

(2) Câu đầy đủ là: “Ngã bất nhập địa ngục, thùy nhập địa ngục. Ngã bất độ sanh thùy độ sanh” ~> “Ta chẳng vào địa ngục, thì ai mà vào địa ngục. Ta chẳng độ sanh, thì ai mà độ sanh”

Mạc Ly đương nhiên biết rõ Hàn Tử Tự và Văn Sát sẽ làm ra chuyện điên cuồng ác nghiệt gì khi mất đi y, liền thẫn thờ gật đầu: “Đại sư nói đúng… Ta vốn là một người chuyên gây phiền phức, ta nên rời đi…”

“Thí chủ xin dừng bước!”

Tuệ Trần đại sư đứng dậy:

“Thế gian có phương pháp nào yên bề song toàn? Lão nạp mặc dù vô năng, nhưng nếu thí chủ không chê, có thể lấy danh nghĩa tục gia đệ tử tu hành ở tự ta.”

“Biết đâu trong môi trường kham khổ tại tự có thể giúp thí chủ ngươi cảm ngộ điều chi, coi như là công đức vô lượng.”

Mạc Ly dừng bước bộ, nghĩ mình thực đã cùng đường, như đứng sát vách núi rồi, đây thực là một cách trung hòa, suy nghĩ một lát rồi quay lại, nói: “Vậy, trong thời gian này xin quấy rầy đại sư…”

Tuệ Trần mỉm cười gật đầu, gọi một tiểu tăng tới phân phó vài câu.

Thanh âm của Tuệ Trần không lớn quá, Mạc Ly cũng chưa nghe rõ, chỉ thấy tiểu tăng gật đầu ưng thuận, trên mặt lộ ra vẻ khiếp sợ.

Đợi Tuệ Trần nói xong, tiểu tăng kia mới đi tới khom người trước Mạc Ly: “Thỉnh sư thúc theo ta đến tăng phòng rửa ráy thay y phục.”

Nghe tiểu tăng xưng hô với mình như vậy, Mạc Ly kinh ngạc: “Đây…”

Tuệ Trần nói: “Từ hôm nay, ngươi là đệ tử của ta, về vai vế đương nhiên cao hơn bọn họ. Tuy là tục gia, nhưng cũng cần pháp hiệu, bất quá không cần câu nệ tự hào tự bài bố, ngươi có ý kiến gì không?”

Mạc Ly cúi đầu, nghĩ nghĩ, liền đáp lại: “Gọi ta là Vong Trần đi…”

.

Tuy Mạc Ly là tục gia đệ tử, không cần quy y (cạo đầu), nhưng dưới sự khăng khăng của y, các nghi thức liên quan khác cũng được miễn, Mạc Ly chỉ đơn giản làm lễ bái sư Tuệ Trần dưới sự chứng kiến của vài ba lão tăng, liền trở thành người của Tĩnh Thiện tự.

Tuệ Trần là cao tăng đắc đạo, ngoại trừ những lễ mừng trọng đại của nhà chùa, vốn không bao giờ tùy ý xuất hiện. Hôm nay ông vì Mạc Ly mà ra thiện phòng đã là ngoại lệ, từ đó về sau, Mạc Ly hầu như không gặp lại Tuệ Trần.

Vì thế, thái độ của chúng tăng trong tự đối với Mạc Ly dần chuyển từ kính nể vì lúc đầu không hiểu thành hoài nghi và ngờ vực.

Chuyện này cũng có thể lý giải. Đẳng cấp trong tự miếu sâm nghiêm. Chính như Tuệ Trần, như lời kể, địa vị là được quyết định bởi trình độ cao thấp của bài tự (sắp chữ). Mạc Ly tuy là đệ tử của Tuệ Trần nhưng lại không có bài tại “Tuệ” chi hạ đích “Thanh” tự bối thượng (3), điểm này liền khiến càng nhiều người ngờ vực. Mà qua một thời gian ở chung, vài tiểu hòa thượng lắm miệng nói chuyện với Mạc Ly, phát hiện Vong Trần sư thúc này vốn chỉ là một đại phu nghèo ở một tiểu thành xa xăm dưới chân núi. Nguyên ôm đầy chờ mong với thân phận huyền bí của Mạc Ly, tức khắc thất vọng, đâm lại sinh chút oán hận.

(3) chú thích thêm bên dưới.

Nguyên nhân rất đơn giản: Rõ ràng đều là dân chúng một đầu đầy tóc tới Tĩnh Thiện tự, dựa vào cái gì mà một tục gia đệ tử có thể bái được Tuệ Trần phương trượng, còn thành sư thúc của bọn họ? Cứ như vậy, trong chùa rất nhiều hòa thượng hơn tuổi Mạc Ly, cho dù trong lòng không phục bao nhiêu, ngoài mặt vẫn phải cung kính gọi Mạc Ly một tiếng “sư thúc”. Thực khiến rất nhiều người sượng mặt.

Vì vậy không hiểu vì sao, công khóa phân công đến Mạc Ly dần dần nhiều lên, đôi khi thậm chí mấy việc sinh hoạt linh tinh như chẻ củi nấu nước cũng vất vả hơn cả vũ tăng trong tự.

Mạc Ly đương nhiên sẽ không vì chuyện vặt này mà oán giận Tuệ Trần. Dù sao y lên Tĩnh Thiện tự là để thanh tu chứ không phải hưởng thụ, làm nhiều việc trái lại có thể phân tán tư tưởng, tránh bản thân suy nghĩ miên man. Nhưng mà chính thái độ mặc kệ này của Mạc Ly, khiến các tăng nhân trong viện càng không kiêng nể. Thời gian không lâu sau, tăng phòng vốn an bài cho Mạc Ly liền bị đổi, phòng đơn một người yên ổn đổi thành giường ghép nhiều người, mà công khóa sao chép kinh văn ngày thường cũng hoàn toàn biến thành giúp đỡ trai thiện đường (nơi làm cơm chay) và để ý vườn rau sau hậu viện.

Công việc trong trai thiện đường cũng không thoải mái. Một trù phòng phải phụ trách toàn bộ mấy trăm tăng nhân trong tự từ trên xuống dưới. Chỉ vo gạo nhặt rau cũng phải làm một lượng lớn, nước cần thì khỏi bàn, hoàn toàn sức người đi bộ xuống núi lấy nước mới đủ.

Vốn với vai vế của Mạc Ly, mấy việc nặng nề này sao tới phiên y. Nhưng trên đời này kẻ thích bắt nạt người khác nhiều lắm, đương nhiên sẽ không bỏ qua kiểu người dễ bị khi dễ như Mạc Ly. Sau đó, Mạc Ly đương nhiên mỗi ngày ít nhất phải gánh sáu thùng nước lên núi, dù dùng đòn gánh, mỗi gánh hai thùng cũng phải đi đi lại lại ba lần. Mà những văn tăng cấp thấp hơn Mạc Ly, tối đa chỉ cần bốn thùng nước.

Đối mặt với khiêu khích thấy rõ thế này, Mạc Ly vẫn thờ ơ như trước, chỉ là mỗi tối khó tránh lưng đau, cả đêm trằn trọc không ngủ được.

 +++

Chú thích (3)

Phần này liên quan đến kiến thức về Phật giáo, bản thân Blue không rõ lắm nên đa phần giữ nguyên QT. May mắn, có Vô Danh, một bạn đọc tại wp ta đã giải đáp giúp, Blue xin trích dẫn phần giải thích:

Thường thì sư thầy có 2 dạng đệ tử, 1 là xuất gia, 2 là tục gia. Các đệ tử tục gia sau khi quy y sẽ được đặt cho một cái tên theo chữ của thầy như mình đã nói, tuy nhiên cái tên đó chỉ được gọi là PHÁP DANH, và pháp danh sẽ có đặc điểm riêng. Ví dụ đệ tử tục gia của thầy A nam pháp danh là Quảng B và nữ pháp danh là Diệu C.

Nhưng nếu là đệ tử xin XUẤT GIA làm sa di thì khi đó thầy sẽ đặt cho PHÁP TỰ, và pháp tự cũng giống như pháp danh, sẽ có chữ riêng của thầy. VD như cùng thầy A nhưng đệ tử xuất gia của thầy sẽ có PHÁP TỰ là A CC hoặc A DD chẳng hạn.

Như vậy, theo mình, chữ “Tuệ” và chữ “Thanh” ở đây, một chữ là dùng đặt cho pháp danh, một chữ dành đặt cho pháp tự. Mà Mạc Ly cả 2 chữ đều ko có =__=

Cảm ơn Vô Danh.

+++

Sao na ná Tây Du Kí thế này nhở? Chặng cuối rồi mà vẫn có mấy tên xấu tính hành hạ Mạc Ly =..= Còn là sư nữa chớ >.< Sư này ko khéo ăn thịt chó cả lượt =))

Hjx, cái đoạn chùa chiền này ghét quá, mềnh ứ hiểu nổi cái đống danh với chả tự =”=

22 bình luận về “Khách điếm lão bản 94

  1. “Nguyên lai thiên hạ to lớn, ngoài bên cạnh hai kẻ đó, thực sự không còn một tấc vuông cho ta dung thân?”
    TT^TT
    nghĩ mà thương quá TT^TT

  2. ui may mà sư phụ kia ko cho em Ly xuất gia…ko thì chắc hai anh đốt chùa giết người quá!!!
    Mà chùa với chiền cái kiểu gì thế ko biết, người cửa phật thanh tâm hiền đức mà sao ở đây toàn bọn xấu tính xấu nết, bon chen, lại còn khinh thường hiếp đáp người thế cơ chứ…đúng là thoái hóa hết cả một lượt.
    Chương này ko thấy hai anh đâu…khi nào hai anh mới trở lại?
    Mà sao mấy chương cuối chả vui vẻ được tý nào thế…TT~TT

  3. ly nhi ah *ôm*khóc*
    ca đúng là chọn nhầm chỗ chốn rùi, có bít đường tăng đến đc tây thiên rùi còn phải hối lộ bát vàng mới đc mở kho lấy kinh ko
    thương ca wua đến h mà còn bị ng khác kinh dễ
    ta chỉ bị thằng trên ta khinh dễ còn dưới ta thì ta vẫn còn tạm đối phó đc như ca thì …..chúng ta đúng là có số bị khinh dễ ah :((
    s2 hủ nữ nuôm năm s2

  4. “lao nạp” -> lão nạp
    Haiz số em khổ từ trong trứng nước rồi mà 😦
    Hai tên ngu ngốc kia làm gì mà sao chưa xuất hiện nữa? ~~ Thật là…

  5. Chùa chiền gì mà nhiều tạp niệm thế. So với thế tục có khi còn nhiều hơn a.
    Ta ấn tượng nhất với chuyện muồn thành sư mà cũng phải có ô dù.
    Đúng là nực cười mà!

    Ôi! Cái số của Mạc Ly a, sao lại khổ thế chứ! :((

  6. Ở đâu mà chẳng vậy. Trong chùa đúng là toàn người đã xuất gia nhưng vẫn còn nguyên là con người thôi, tham sân si vẫn còn đủ cả. Họ chỉ hơn được những người khác là đã có điều kiện tu tập, từ từ mà lãnh hội giáo pháp chứ đã tiêu hết nghiệt căn đâu. Chứ nếu đã hết tham sân si, mọi chuyện đều giác ngộ thì thành Phật cả rồi, còn tu làm gì nữa.

    Mà cũng tại Mạc Ly chọn chùa nổi tiếng quá. Thời đại nào cũng vậy, muốn xuất gia ở chùa nổi tiếng thì ko dễ đâu, thường là phải có quen biết, hoặc hạnh duyên dữ lắm mới được nhận. Nếu muốn thân trần mình trụi mà xuất gia thì tốt nhất là kiếm chùa nào xa xôi hẻo lánh không tiếng không tăm thì mới có cơ may. Bởi chùa là nơi nhận của từ thập phương, chùa càng nổi tiếng thì hoàn cảnh sống trong chùa sẽ càng đỡ vất vả hơn. Nếu ai xin xuất gia cũng nhận sẽ gây ra tình trạng những người lười lao động lên chùa thụ hưởng. Ngược lại những chùa nhỏ thường thiếu ni sư, phật tử cúng dường cũng không nhiều, cuộc sống thường rất vất vả, nếu không phải người thành tâm xuất gia sẽ không thể chịu nổi, do đó mà xin vào những chùa này sẽ dễ hơn.

    Còn về vụ pháp hiệu, thường thì khi đi quy y hoặc xuống tóc xuất gia, nhà sư mà mình nhận làm thầy sẽ đặt cho mình một pháp hiệu và pháp hiệu đó thường có có đặc điểm của người thầy đó, ví dụ như hễ đệ tử thầy A thì nam sẽ có pháp Danh là Quảng B, còn nữ sẽ có pháp danh là Diệu C chẳng hạn. Khi nghe pháp danh có chữ Quảng, chữ Diệu, người ta sẽ biết đó là đệ tử của thầy A. Ở đây Mạc Ly tự đặt pháp danh, không có chữ của thầy, đúng theo quy định chính là trái nguyên tắc.

    Anyway, Mạc Ly đi đến đâu cũng ko có chùa nào dám nhận đâu. Ly mà xuất gia chắc 2 ông kia sẽ lên chùa quậy tưng bừng quá =__=

    • Ra là thế, cảm ơn bạn rất nhiều ^^

      Mình muốn hỏi luôn, trong chương này í, lúc giải thích là pháp danh của ML không có chữ “Tuệ” blah blah, thế nói tới chữ “Thanh” là có ý gì hử bạn? Phần này nếu bạn hiểu có thể giải thích cho mình không?

      • Theo hiểu biết hạn hẹp của mình thì có thể là thế này: Thường thì sư thầy có 2 dạng đệ tử, 1 là xuất gia, 2 là tục gia. Các đệ tử tục gia sau khi quy y sẽ được đặt cho một cái tên theo chữ của thầy như mình đã nói, tuy nhiên cái tên đó chỉ được gọi là PHÁP DANH, và pháp danh sẽ có đặc điểm riêng. Ví dụ đệ tử tục gia của thầy A nam pháp danh là Quảng B và nữ pháp danh là Diệu C.

        Nhưng nếu là đệ tử xin XUẤT GIA làm sa di thì khi đó thầy sẽ đặt cho PHÁP TỰ, và pháp tự cũng giống như pháp danh, sẽ có chữ riêng của thầy. VD như cùng thầy A nhưng đệ tử xuất gia của thầy sẽ có PHÁP TỰ là A CC hoặc A DD chẳng hạn.

        Như vậy, theo mình, chữ “Tuệ” và chữ “Thanh” ở đây, một chữ là dùng đặt cho pháp danh, một chữ dành đặt cho pháp tự. Mà Mạc Ly cả 2 chữ đều ko có =__=

Bình luận về bài viết này